Kinh nghiệm giúp giải quyết vấn đề nan giải trong công việc
Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề và mục đích của nó là để chắc chắn vấn đề đã được giải quyết cũng như xây dựng kinh nghiệm cho những vấn đề tương
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không khó để tích lũy
Đây là kỹ năng có thể học và tích lũy qua thời gian. Nếu muốn thành thục, bạn có thể ghi nhớ 9 bước quan trọng trong công thức giải quyết vấn đề dưới đây:
Bước 1: Nhanh chóng xác định chính xác vấn đề
Nhiều nhà quản lý thường vội “nhảy” qua bước giải pháp mà khi thậm chí còn chưa hiểu chính xác vấn đề là gì. Hãy nhớ, trong một số trường hợp, một vấn đề nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng nếu hiểu sai vấn đề. Do đó, trước khi đưa ra bất cứ hành động, giải pháp nào, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ vấn đề.
Bước 2: Nhận định cơ hội trong vấn đề
Thực ra, có nhiều chuyện bạn không thể giải quyết. Chúng không phải vấn đề mà đơn giản là thực tế cuộc sống bạn không thể thay đổi. Bên cạnh đó, trong những vấn đề có thể tiềm ẩn cơ hội tốt và bạn phải biết cách khai thác.
Bước 3: Xem xét vấn đề từ mọi góc độ
Đừng chỉ dựa vào 1 quan điểm, định nghĩa để xác định vấn đề. Càng nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, bạn càng mở rộng cơ hội tìm ra được giải pháp tốt nhất. Chẳng hạn, vấn đề “doanh số bán hàng thấp” có thể được hiểu là đối thủ cạnh tranh quá mạnh, chiến lược quảng cáo thiếu hiệu quả hay kế hoạch bán hàng chưa tốt…
Bước 4: Phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân của vấn đề
Điều này nhằm tìm ra nguyên nhân tận gốc của vấn đề, từ đó giải quyết triệt để, chứ không phải chỉ khắc phục triệu chứng hay bề nổi của vấn đề.
Bước 5: Xác định phương án giải quyết khả thi
Hãy nêu ra tất cả các biện pháp có thể để giải quyết vấn đề. Khi giải quyết vấn đề, số lượng phương án góp phần quan trọng trong chất lượng của phương án phù hợp nhất.
Bước 6: Sắp xếp thứ tự các giải pháp tiềm năng
Sau khi đã có những giải pháp tiềm năng, hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tính khả thi. Việc này giúp dễ dàng hơn khi đưa ra quyết cuối cùng.
Bước 7: Đưa ra quyết định
Hãy quyết định phương án mà bạn cho rằng tối ưu nhất và vạch ra phương án hành động cụ thể. Bạn phải dứt khoát và quyết định nhanh chóng bởi càng trì hoãn, hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Bước 8: Giao nhiệm vụ cho cấp dưới
Hãy giao từng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên để đảm bảo bộ máy làm việc của bạn vận hành chính xác và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng khắc phục vấn đề.
Bước 9: Đánh giá hiệu quả của giải pháp
Đây là bước cuối cùng trong quá trình giải quyết vấn đề và mục đích của nó là để chắc chắn vấn đề đã được giải quyết cũng như xây dựng kinh nghiệm cho những vấn đề tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng người giỏi giải quyết vấn đề là người luôn được coi trọng và đánh giá cao trong bất cứ lĩnh vực nào. Và đôi khi, thành công được định nghĩa là “có khả năng giải quyết vấn đề”. Do đó, bạn hãy cố gắng tích lũy và thành thục kỹ năng giải quyết vấn đề để trở thành người thành công.
Leave a Reply