Một kế toán thực sự cần làm những công việc gì?

Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được hành nghề theo qui định của Pháp luật.

Nhiều bạn lựa chọn Kế toán như một nghề “hot”, có thu nhập cao, nhiều cơ hội học tập, cơ hội việc làm sau khi ra trường… nhưng rất ít bạn hiểu kỹ công việc của một kế toán viên. Bài viết này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về ngành nghề này.

1
Những công việc chính của một kế toán viên

Luôn nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán. Người làm kế toán cần tập trung những thông tin trên để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty có bao nhiêu, cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất. Các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác. Vì vậy, dịch vụ kế toán cũng có nhiều việc cho bạn làm đó.

Kế toán là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Họ luôn là người lập các bảng báo cáo các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Đây là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình.

Trong một đơn vị có rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm. Là một kế toán, bạn phải phân loại, sắp xếp các tài liều, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đổi chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng.

2
Điều kiện cần cho một Kế toán

Bạn phải là một người được đào tạo chuyên ngành kế toán. Việc tích luỹ kiến thức khi đi học là một điều rất cần cho bạn khi làm việc. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy cố gắng làm đầy vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé!

Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán như bạn phải đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, bạn càng cần phải cẩn thận vì bạn chỉ sai một ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty.
Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Xem thêm tại : http://thuegdt.com.vn/dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi/
Nghề này có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế… nên bạn cũng cần phải thông thạo các kỹ năng cơ bản như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ bạn khi làm việc.

Biết cách chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, do kế toán là một nghề đặc thù, mọi công việc nội bộ có phần “bí mật” nên bạn phải thật cẩn thận từ lời nói đến việc làm của mình. Bạn làm tốt việc này chứng tỏ bạn là một người rất tỉ mỉ và cầu toàn – những tố chất rất cần của một kế toán.

Những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến giảm xuống nhiều. Vì vậy, bạn hãy chăm lo cho ngoại ngữ và tin học thật tốt để đảm bảo mình là một ứng cử viên xuất sắc cho vị trí việc cất nhắc nhé.
3
Phân loại kế toán trong doanh nghiệp

Theo cách thức ghi chép: Kế toán đơn & kế toán kép.

Theo phần hành:

o Kế toán tài sản cố định.
o Kế toán vật liệu.
o Kế toán vốn bằng tiền.
o Kế toán thanh toán.
o Kế toán chi phí và giá thành.
o Kế toán bán hàng.
o …

Theo chức năng cung cấp thông tin (đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau):

o Kế toán tài chính.
o Kế toán quản trị.

4
Thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề Kế toán

Bạn muốn có chứng chỉ hành nghề Kế toán và ước mơ trở thành mộ kế toán viên? Bạn có thể tham khảo những thông tin rất hữu ích dưới đây:

* Theo QĐ số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành qui chế thi tuyển và cấp chứng chỉ hành nghề Kế toán, tại Điều 2 qui định về điều kiện dự thi như sau:

1. Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không thuộc đối tượng không được hành nghề kế toán theo qui định của Pháp luật.

2. Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.

3. Có chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B trở lên.

4. Có Bằng Cử nhân chuyên ngành Tài chính Kế toán và thời gian công tác thực tế về tài chính kế toán từ 5 năm trở lên.

* Kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề Kế toán mỗi năm chỉ tổ chức 1 lần.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *