Những điều không nên nói với đồng nghiệp dù bất kỳ tình huống nào
Bạn có thể nói những câu này theo hàng nghìn cách khác nhau, nhưng tất cả đều không được hưởng ứng ở công sở. Trong sâu thẳm mỗi người, ai cũng có mong muốn là người nổi
Có những khi bạn nghĩ rằng mình là người may mắn khi được làm việc với những đồng nghiệp thân thiết không khác gì bạn thân. Điều đó khiến bạn có nhu cầu trao đổi thông tin và chia sẻ nhiều chuyện riêng tư với họ.
Điều này không có gì sai, bởi vì môi trường công sở luôn được mặc định là một mối quan hệ công việc và có nhiều rào cản riêng tư, bí mật và dè chừng nhau nên nếu bạn có một người bạn đồng nghiệp có thể chia sẻ mọi thứ thì thực sự rất đáng quý. Nhưng, dù thế nào thì đồng nghiệp cũng có những nguyên tắc mà bạn không nên vượt qua hoặc dễ dãi trong mối quan hệ đó, bởi vì khi bạn trao đổi những chủ đề này với họ, bạn sẽ nhận lại những hậu quả khó kiểm soát.
Nói gì? Nói với ai? Nói đến đâu? Đó là quy tắc bạn cần nằm lòng để duy trì mối quan hệ bền vững với đồng nghiệp. Trong những cuộc đối thoại, trò chuyện ở công sở, hãy tránh hết sức có thể những chủ đề dưới đây:
Chủ đề mua nhà và sinh con
Khi nào các cậu định mua nhà? Khi nào các cậu mới sinh con? Lấy nhau bao nhiêu năm rồi còn gì? Khi nào thì sinh thêm con?
Đó là những câu hỏi nhạy cảm mà bạn nên tránh. Trong một mối quan hệ, càng thân quen bạn càng cần phải giữ gìn, thận trọng, tránh vì lời nói của mình mà làm tổn thương đến người khác, hoặc đồng nghiệp sẽ cho rằng bạn đang soi mói quá nhiều vào đời tư của họ, hoặc họ sẽ nghĩ rằng bạn đang giễu cợt họ. Dù thế nào thì những câu hỏi như vậy cũng không nên nói. Khi nào họ có tin vui, bạn hãy dành cho họ những lời chúc mừng chân thành, vậy là đủ.
Chuyện của mình là nhất!
Nếu như một đồng nghiệp đang chia sẻ một câu chuyện đau buồn của họ hoặc liên quan đến họ. Điều của bạn cần và nên làm là cảm thông và chia sẻ, nếu như bạn thấy câu chuyện đó vẫn chưa đủ “kinh động” như câu chuyện mà bạn biết thì làm ơn đừng nói kiểu thế này “ôi thế đã là gì? Chuyện của tôi còn kinh khủng hơn, man rợ hơn, đáng sợ hơn, nỗi đau của bạn chưa là gì cả…”.
Sẽ chẳng ai muốn tranh giành nỗi đau và những câu chuyện đáng sợ với bạn cả. Nếu họ kể ra chuyện đó thì điều đó có nghĩa là họ đang tìm sự đồng cảm, điều mà bạn nên làm là chia sẻ và nếu không thể tìm thấy sự đồng cảm trong câu chuyện thì tốt nhất là bạn nên im lặng.
Đưa chuyện, nói xấu đồng nghiệp vắng mặt
Tám công sở luôn là một đề tài không thể thiếu của các chị em công sở. Nhưng tám chuyện gì thì lại là một chủ đề cần có sự kiểm soát. Bạn có thể nói xấu về sếp “độc đoán”, chuyên quyền, lắm mưu… là một chuyện. Nhưng chỉ trích một đồng nghiệp vắng mặt và không được bảo vệ, một người có thể đang phải đối mặt với những thách thức cá nhân, lại hoàn toàn là một chuyện khác.
Bạn cần phải ý thức được chuyện họa từ miệng mà ra. Tất cả những lời nói chốn công sở, dù nói vui cũng cần phải cân nhắc, bởi tiếng bấc đưa đi – tiếng chì đưa lại thì hậu quả mà bạn nhận lại sẽ là những rắc rối không đáng có.
Suốt ngày kể lể, than phiền về công việc
Đây cũng là một chủ đề không nên nói. Có hai vấn đề xảy ra khi bạn luôn than thở về áp lực công việc. 1 là bạn đang truyền thái độ tiêu cực cho người khác và bất cứ một ai cũng đều cảm thấy khó chịu với một kẻ than thở, 2 là họ sẽ đánh giá bạn là một kẻ lười biếng, bởi vì tất cả mọi người làm việc ở công ty đều có áp lực như nhau, vậy tại sao chỉ mình bạn kêu ca?
“Tôi có năng lực hơn tất cả mọi người ở đây!’
Bạn có thể nói những câu này theo hàng nghìn cách khác nhau, nhưng tất cả đều không được hưởng ứng ở công sở. Trong sâu thẳm mỗi người, ai cũng có mong muốn là người nổi trội hơn, có quyền lực hơn người khác. Nếu bạn đang muốn khẳng định vai trò của mình và phần thưởng của sự khẳng định đó xứng đáng với những rủi ro đi kèm – chẳng hạn bạn mất sự tôn trọng, vốn liếng xã hội, đồng minh và bạn bè, thì hãy cứ tiến lên phía trước. Nhưng ngay khi những người xung quanh nhận ra trò chơi của bạn, tất cả sẽ chấm hết, và bạn thua cuộc.
Leave a Reply